Ván ép cốp pha phủ film, cấu tạo và tính năng

Hiện nay ván ép cốp pha phủ film được sử dụng rất rộng rãi trong thi công xây dựng, do có nhiều đặc tính nổi bật, giá thành hợp lý nhưng mang lại hiệu quả rất cao và còn có thể sử dụng lại được nhiều lần, tuy nhiên ngoài những tính năng trong thi công xây dựng thì ván ép cốp pha phủ film còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác, hãy cùng Woodee tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những tính năng nổi bật của ván ép cốp pha phủ film.

Ván ép cốp pha phủ film, cấu tạo và tính năng

Có thể bạn quan tâm

Ván ép cốp pha phủ phim là gì?

Cũng như các loại ván ép cốp pha khác, Cốp pha hay Coffa được bắt nguồn từ tiếng Pháp là coffrage (nghĩa Tiếng Việt là ván khuôn). Và tên gọi này hầu như được sử dụng rất rộng rãi, nhưng mỗi một ngành nghề lại là một loại vật liệu khác nhau nhưng quy chung từ cốp pha có nghĩa là những vật liệu được sử dụng như khuôn đỡ để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Ván cốp pha phủ film (tên tiếng anh: Film Faced Plywood, WBP Film Faced Plywood) hay còn được gọi là ván phủ phim, ván ép phủ phim, ván cốp pha phủ phim, ván khuôn phủ phim, được gọi chung là ván ép phủ film.

Ván ép cốp pha phủ film, đặc điểm và tính năng

Cấu tạo cơ bản ván ép cốp pha phủ film

Cấu tạo từ các lớp gỗ mỏng thường là từ 9 đến 12 lớp, ép lại với nhau bằng một keo chuyên dụng là (Phenolic formaldehyd, Melamine ..) kháng nước và được phủ 1 lớp film (Dynea, Stora Enso) ở bên ngoài, lớp film này sẽ cán 1 lớp keo Phenolic hoặc Melamine giúp kháng nước cũng như tạo độ láng, bóng, giảm trầy xước và bảo vệ được ván lâu hơn trong quá trình sử dụng. Và trong xây dựng, chúng được dùng để đổ sàn bê tông. Nhờ vào lớp phủ film bên ngoài phẳng, nên khi hoàn thiện khuôn bê tông luôn mịn màng mà không cần tô, trát lại.

Hiện nay ván ép cốp pha phủ film ở Việt Nam có quy cách cơ bản như sau:

  • Kích thước: 1220mm x 2440mm
  • Độ dày: 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 21mm
  • Ngoài ra còn có kích thước: 914mm x 1828mm,
  • Các nước EU thường sử dụng size 1250mm x 2500mm và độ dày ván thường 18mm, 21mm.
  • Trên thị trường hiện tại có 2 loại ván ép cốp pha phủ phim phổ biến là ván ép cốp pha phủ đen và ván ép cốp pha phủ film nâu, ngoài ra còn có màu vàng, màu trắng

Các tiêu chuẩn của ván ép cốp pha phủ film

  • Tiêu chuẩn ván lạng phần loại theo: A, B, C. Tiêu chuẩn A dùng sản xuất ván ép phủ phim chất lượng cao, các tiêu chuẩn B và C dùng cho sản xuất ván ép thương mại và ván ép bao bì
  • Keo: Sử dụng keo kháng nước WBP với hàm lượng Phenolic formaldehyd, Melamine … được pha theo công thức riêng giúp tối ưu về hiệu suất kết dính tăng độ bền trong sử dụng ván ép coppha đỏ
  • Phim Dynea, Stora Enso: là loại film chất lượng cao giúp bề mặt láng mịn cũng như độ bền cao.
  • Các chất phụ gia khác: Chất chống ẩm, mốc, mối mọt. Các chất này sẽ được hoà trộn trong quá trình xử lý keo cho ván ép cốp pha phủ film.

Ván ép cốp pha phủ film không những giúp bạn tiết kiệm thời gian làm việc, dễ dàng tháo lắp mà quan trọng hơn hết là có độ bền cao, tái sử dụng nhiều lần và giá thành hợp lý.

Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim

Được sản xuất với 3 thành phần chính là lớp ván veneer, keo kết dính và tờ film.

  • Bước 1: Các miếng ván lạng gỗ rừng, thành từng tấm veneer có kích thước 60cm x 60cm ; 65cm x 135cm và độ dày 1.8mm
  • Bước 2: Các tấm Veneer sẽ được sấy khô và phân loại theo tiêu chuẩn A, B, C cho khâu sản xuất
  • Bước 3: Sau công đoạn sấy khô và phân loại thì các tấm veneer được cán qua máy cán keo và đưa lên quy trình xếp lớp trên bằng chuyền
  • Bước 4: Phôi ván ép cốp pha phủ film sẽ được hệ thống băng chuyền tự động cắt theo kích thước ván, chiều dài, rộng của phôi ván sẽ tuỳ vào tiêu chuẩn trong nước hoặc xuất khẩu
  • Bước 5: Sau khi định hình kích thước thì các lớp veneer được đưa vào hệ thống máy ép định hình (hay được gọi là công đoạn ép nguội). Mục đích là để định hình các liên kết luôn đảm bảo cho quy trình tiếp theo.
  • Bước 6: Sau công đoạn ép định hình là công đoạn ép nóng ván.
  • Bước 7: Sau khi công đoạn ép nóng đã hoàn tất thì sẽ đến công đoạn xử lý bề mặt ván, cắt cạnh ván, chà nhám 2 bề mặt ván 2 đến 3 lần.
  • Bước 8: Sau khi đã hoàn thành bước chà nhám và đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì ván sẽ được phủ 1 lớp film (Dynea, Stora Enso), sau đó ván sẽ được kiểm tra thêm 1 lần nữa để đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi bán ra thị trường.
  • Bước 9: Cuối cùng là đóng kiện cốp pha phủ phim và sơn phủ keo chống thấm nước, đóng và đai kiện bằng dây thép.

Các thông số cơ bản của ván ép phủ phim mà Woodee cung cấp:

THÔNG SỐ VÁN ÉP CỐP PHA PHỦ FILM
Lõi ván Gỗ cứng, bạch dương, gỗ rừng (Cao su, bạch đàn, keo)
Kích thước 1220mm x 2440mm, 1250mm x 2500mm hoặc theo yêu cầu
Độ dày 12mm, 15mm, 18mm,  21mm hoặc theo yêu cầu
Dung sai ± 0.5mm
Độ ẩm <12%
Tỉ trọng ≥ 650kg/m3
Loại keo WBP
Tái sử dụng 8-16 lần
Độ cong vênh ≤1%
Cường độ chịu nén 2 tấn/m²
Chỉ số uốn 75,8Mpa
Định lượng film 140g/m2
Tái sử dụng 8-16 lần

 

Đặc tính nổi bật của ván ép cốp pha phủ phim

Do cấu tạo của ván ép phủ film được quyết định phụ thuộc nhiều vào ruột gỗ, lớp keo và màng phim phủ bên ngoài, tuy nhiên chúng thường có các đặc tính chung sau đây:

  • Bề mặt gỗ có độ phẳng tuyệt đối, diện tích mỗi tấm ván lớn với độ đồng đều cao, tạo ra những ưu thế vượt trội khi thi công diện tích lớn, đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp giảm thiểu trầy xước trong quá trình vận chuyển, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí khi dỡ ván vì không phải công lại bề mặt bê tông,
  • Các lớp gỗ sẽ được kết dính bằng các lớp keo đã được thêm các chất phụ gia nên sẽ chống mối, mọt, chống ẩm rất tốt.
  • Các lớp ván được ép chặt với nhau bằng keo và công nghệ ép hiện đại nên ván có đặc tính ít bị cong vênh và hư hỏng trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao
  • Ván ép cốp pha phủ film có thể tái sử dụng nhiều lần.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công
  • Dễ dàng cắt, cưa để phù hợp với điều kiện thi công trong từng trường hợp riêng

Trên đây là các đặc tính đặc biệt của ván ép cốp pha phủ film, nhưng không phải loại ván nào cũng có thể đạt được. Điều này còn tuỳ thuộc rất nhiều vào thành phần cấu tạo ván của riêng từng nhà máy sản xuất. Vì thế bạn cần phải có kiến thức tốt để có thể chọn được những tấm ván ép cốp pha phủ film chất lượng nhất, hoặc bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp uy tín.

Ván ép cốp pha phủ film đen (hay được gọi là ván ép Coffa) được làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng ván gỗ của mỗi lớp Tính năng nổi bật nhất của ván ép cốp pha phủ film đen là khả năng chịu lực của ván cao giúp giảm nhân công và thiết bị chống đỡ. Do những đặc tính đặc biệt của ván ép cốp pha mà chúng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như chung cư cao tầng, khách sạn, biệt thự, các công trình công nghiệp... Bề mặt láng, tự tạo độ phẳng sau khi đổ bê tông nên không cần phải tô (trát vữa).

Ứng dụng của ván ép cốp pha phủ film

• Do những đặc tính đặc biệt của ván ép cốp pha mà chúng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như chung cư cao tầng, khách sạn, biệt thự, các công trình công nghiệp…
• Lót sàn container, lót sản tàu biển
• Làm sàn sân khấu tổ chức các buổi event, sự kiện…

Áp dụng ván ép cốp pha vào xây dựng. Nguồn video: Youtube

Tổng kết bài viết: Ván ép cốp pha phủ film, đặc điểm và tính năng

Có thể nói ván ép cốp pha phủ film là một vật liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng bởi những tính năng nổi bật của loại vật liệu này, không những giúp bạn tiết kiệm thời gian làm việc, dễ dàng tháo lắp mà quan trọng hơn hết là có độ bền cao, tái sử dụng nhiều lần và giá thành hợp lý. Tuy nhiên không phải loại ván ép cốp pha phủ film nào cũng giống nhau tuỳ thuộc vào nhà công cấp cũng như công nghệ làm ra ván, chất keo và các công thức riêng. Vì thế bạn nên chọn lựa thật kỹ trước khi mua cũng như chọn những nhà cung cấp uy tín nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu về ván ép cốp pha phủ film chất lượng thì có thể liên hệ ngay với Woodee, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất cũng như phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.

Các ưu điểm riêng mà ván ép cốp pha phủ film Woodee cung cấp:

• Bề mặt láng, tự tạo độ phẳng sau khi đổ bê tông nên không cần phải tô (trát vữa).
• Nhẹ, dễ lắp đặt, tháo dỡ, thiết diện lớn giúp bạn có thể tiết kiệm lên đến hơn 30% thời gian làm việc.
• Tốc độ dẫn nhiệt thấp, giúp bảo vệ bề mặt bê tông, chống gãy nứt bê tông.
• Không thấm nước, tái sử dụng nhiều lần.
• Chi phí thấp, giảm thời gian thi công công trình.
• Khả năng kết dính với bê tông chỉ bằng 1/6 đến 1/7 so với ván khuôn bằng thép
• Khi cắt ván thành những miếng nhỏ để đúc cột hoặc dầm ván không hư và không bung, không thấm nước vào chỗ cắt.
• Độ bền cao, giá thành hợp lý.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm gỗ, ván ép thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0909.482.859 – 0946.120.009 . Woodee sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.

Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân để mọi người có thêm nhiều kiến thức về gỗ, ván ép, nội thất…. Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến thì có thể bình luận ngay bên dưới nhé.



source https://woodee.vn/van-ep-cop-pha-phu-film/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Danh sách trang Mạng Xã Hội và Web 2.0

5 Bước chọn ván ép cốp pha phủ film chất lượng