Phân loại ván ép công nghiệp phổ biến và tính năng của từng loại

Hiện nay ván ép công nghiệp là một trong những vật liệu rất phổ biến sử dụng trong nội thất, gia dụng và công trình. Ưu điểm lớn nhất của những loại ván này là tính chịu nhiệt, chịu nước tốt, bền và đặc biệt là giá sẽ rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên, nhưng không vì thế mà kém thẩm mỹ so với ván tự nhiên, thậm chí nếu bạn biết cách chọn và phối màu ván hợp lý thì sản phẩm làm ra sẽ rất đẹp.

Phân loại ván ép công nghiệp phổ biến và tính năng của từng loại

Nhưng để hiểu rõ cũng như áp dụng từng loại ván ép công nghiệp vào sản xuất thì không phải ai cũng biết cấu tạo và công dụng của chúng, vì thế bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn thật rõ ràng tất cả các loại ván ép công nghiệp phổ biến hiện nay, tính năng và công dụng cho từng trường hợp cụ thể.

1. Ván ép công nghiệp là gì

a. cấu tạo

Ván ép công nghiệp hay gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được tạo ra từ các phần tử gỗ ghép lại với nhau bằng chất kết dính, keo đặc chủng, các chất bảo vệ gỗ... và các thành phần khác sau đó sẽ được qua công đoạn ép. Các phần tử gỗ này cũng sẽ đa dạng về kích thước và tuỳ loại gỗ, vì thế sẽ tạo ra nhiều loại ván ép công nghiệp khác nhau.

Cụ thể hơn về từng loại như chúng ta liên kết các sợi gỗ lại với nhau thì tạo ra ván sợi hay còn gọi là ván mdf. Sử dụng các dăm gỗ lại với nhau chúng ta có ván dăm, các thanh gỗ ghép lại với nhau thì thành ván ghép thanh…

Phân loại ván ép công nghiệp phổ biến và tính năng của từng loại

b. Ưu nhược điểm ván ép công nghiệp

Ưu điểm của ván ép công nghiệp:

– Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên: Ván ép công nghiệp hiện nay được thay thế cho các loại gỗ tự nhiên, vì chúng gia công đơn giản, nhanh chóng và việc tiết kiệm được chi phí nhân công. Cùng với đó là nguyên liệu đầu vào của các loại ván này hiện hay rất rẻ, dễ kiếm quy trình tạo ra ván ép công nghiệp cũng đơn giản vì thế giá thành thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Vì thế đây là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều khách chọn lựa ván công nghiệp.

– Hoa văn mang sắc thái tươi vui và hiện đại: Các loại ván ép công nghiệp hiện nay đều mang một sắc thái tươi sáng, đơn giản, hiện đại. Điều này rất thích hợp cho những món đồ nội thất hoặc những căn hộ mang phong cách hiện đại, sang trọng và tươi sáng.

– Ít bị co ngót, cong vênh, biến dạng: Có thể nói đây là một đặc điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên. Các loại gỗ công nghiệp trong lúc sản xuất và trước khi đưa ra thị trường đều được xử lý, kiểm tra để tránh tình trạng cong vênh, biến dạng, co ngót trong quá trình sử dụng. Do thế khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng ván ép công nghiệp cho các món đồ nội thất.

– Chống mối mọt, chống nước, chịu nhiệt cao: Đối với một số loại ván ép công nghiệp cao cấp thì trong quá trình sản xuất thì sẽ được cho thêm các chất phụ gia cao cấp để có thể tăng bộ bền cho sản phẩm, cũng như chống mối mọt, chịu nhiệt tốt. Đồng thời khi hoàn thành sẽ được phủ 1 lớp keo, lớp keo này sẽ làm tăng độ bền cho ván, tăng tuổi thọ cho ván.

– Dễ tìm kiếm, sản xuất và thi công: Hiện nay trên thị trường bạn có thể tìm mua rất nhiều loại ván ép công nghiệp khác nhau, cũng như nhiều tiêu chuẩn, quy cách… bạn chỉ cần cưa, dán, ghép, có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng.

– Bảo vệ môi trường: Hiện nay chính sách bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên ngày càng gắt gao, khiên cho gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì thế ván ép công nghiệp hiện tại được xem là phương thức thay thế cho gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của ván ép công nghiệp:

– Độ bền sẽ kém hơn gỗ tự nhiên: Mặc dù có thể nói tuổi thọ của các loại ván ép công nghiệp khá cao nhưng cũng không thể so với tuổi thọ với gỗ tự nhiên, cũng như các tính năng chịu nhiệt, chịu nước, chống mối mọt.... Tuổi thọ trung bình của một món đồ nội thất được làm bằng ván ép công nghiệp là từ 5 - 10 năm, nhưng sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào cách sử dụng của người dùng. Đây không phải thời gian dài đối với các đồ nội thất, tuy nhiên đây cũng là điểm mốc lý tưởng để bạn có thể thay đổi phong cách sống, không gian sống cũng như chọn những sản phẩm nội thất mới hợp thời hơn.

– Bề mặt ván ép công nghiệp không thể trạm trô3 các hoạ tiết như gỗ tự nhiên: Do cầu tạo đặc thù nên ván ép công nghiệp không thể trạm trổ các hoạ tiết như gỗ tự nhiên, nếu bạn thích các loại nội thất được trạm long phụng thì ván ép công nghiệp không thể đáp ứng được. Tuy nhiên mỗi loại vật liệu sẽ có một nét thẩm mỹ khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể thay đổi phong cách thẩm mỹ trong nhà với các nội thất được làm từ ván ép tự nhiên.

2. Phân loại ván ép công nghiệp, tính năng và công dụng

1. Ván ép gỗ lạng (gỗ plywood):

– Ván ép gỗ lạng, hay còn được gọi là ván dán, ván ép, gỗ dán, gỗ plywood. Đây được xem là loại ván ép phổ biến nhất, cấu tạo ván này là được  tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên (điều, cao su…). Những lớp gỗ này được lạng mỏng tầm 1mm và được xếp đan xen, chồng lên nhau, sau đó được ép lại với nhau trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao cùng với phụ gia, chất kết dính sẽ cho ra thành phẩm ván ép.

Ván ép gỗ lạng, hay còn được gọi là ván dán, ván ép, gỗ dán, gỗ plywood

– Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật không chỉ tạo ra các tấm ván ép thẳng mà còn có thể tạo ra các tấm ván ép uốn cong. Chính vì vậy, những tấm ván ép gỗ lạng được ứng dụng rất rộng trong ngành sản xuất nội thất như: ván ép ghế, ván ép vạt giường, hộc tủ, kệ sách… Các sản phẩm làm từ ván ép gỗ lạng có độ bền cao và mang vẻ đẹp rất tự nhiên với chi phí hợp lý.

Ván ép gỗ lạng mang nhiều ưu điểm của gỗ công nghiệp lẫn gỗ tự nhiên nên được ứng dụng trong thiết kế nội thất, chúng còn được sử dụng làm ván xây dựng và đóng tàu thuyền.

Quy trình sản xuất ván ép Plywood, Nguồn: Youtube

2. Ván ép gỗ dăm

Ván ép gỗ dăm được làm từ thân cây gỗ xay thành dăm, sau đó trộn keo ép thành ván. Ván ép dăm có loại 2 loại cơ bản là ván thường và ván chống ẩm màu xanh lá. Ngoài ra nếu ván dăm được phủ sẵn lớp bề mặt Melamine thì được gọi là ván MFC. Những tấm ván ép gỗ dăm thông thường là các tấm ván ép thẳng được dùng để đóng bàn, tủ…và có giá thành rất rẻ.

Ván ép gỗ dăm được làm từ thân cây gỗ xay thành dăm, sau đó trộn keo ép thành ván

3. Ván ép gỗ sợi

Ván ép gỗ sợi là các cây gỗ được nghiền thành sợi gỗ, sau đó trộn với keo ép thành các tấm ván. Loại ván ép này cũng là các tấm ván ép thẳng và tùy theo đặc tính của từng loại mà có thể ứng dụng cho từng không gian nội thất gỗ.

Xem thêm: Phân loại và tính năng gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF

Ván ép gỗ sợi được chia làm 3 loại chính:

1. Ván công nghiệp MFC: là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, loại gỗ này có cốt là gỗ ván dăm và bề mặt được phủ giấy trang trí melamine lên để làm đẹp cho các sản phẩm nội thất (khác với ván ép gỗ dăm là được phủ 1 lớp Melamine này). Nguyên liệu chính của MFC là các loại gỗ rừng trồng, các loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, cây bạch đằng…

Đây là một loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rất nhiều trong nội thất và chiếm tầm 80% thị phần, bởi chúng có giá rẻ, bền đẹp và đặc biệt là đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình sử dụng.

– Đây là một loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rất nhiều trong nội thất và chiếm tầm 80% thị phần, bởi chúng có giá rẻ, bền đẹp và đặc biệt là đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình sử dụng.

– Đây được xem là loại gỗ công nghiệp rẻ nhất, vì thế chất lượng được đánh giá có khả năng chịu lực và độ bền kém hơn so với những loại gỗ công nghiệp khác.

2. Ván công nghiệp MDF: là từ viết tắt của Medium Density Fiberboard (theo nghĩa tiếng việt là ván sợi có mật độ trung bình) đây là loại ván phổ biến thứ 2 sau ván mfc. Được cấu tạo chủ yếu từ các loại gỗ vụn, bột sợi gỗ, keo kết dính, chất bảo vệ chống mối mọt, chống mốc và kháng ẩm…Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho các loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và có độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt các loại này, chúng ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Được cấu tạo chủ yếu từ các loại gỗ vụn, bột sợi gỗ, keo kết dính, chất bảo vệ chống mối mọt, chống mốc và kháng ẩm…

3. Ván công nghiệp HDF: là viết của từ High Density Fiberboard (theo nghĩa tiếng việt là ván sợi có mật độ cao) Cấu tạo: HDF được tạo lõi gỗ từ 80-85% là gỗ tự nhiên, cũng như 2 loại gỗ trên thì HDF cũng có keo, chất phụ gia để làm tăng độ kết dính cho gỗ. Gỗ hdf có khả năng chống ẩm và chịu trọng tải vượt trội hơn hẳn 2 loại ván công nghiệp mfc và mdf.

HDF được tạo lõi gỗ từ 80-85% là gỗ tự nhiên, cũng như 2 loại gỗ trên thì HDF cũng có keo, chất phụ gia để làm tăng độ kết dính cho gỗ

– Ngoài ra lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào loại keo cũng như là nguyên liệu cấu thành nên HDF. Tuy nhiên màu của lõi gỗ không nói lên chất lượng của sản phẩm.

4. Gỗ ghép thanh

– Gỗ ghép thanh hay ván ép thanh là dòng ván công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ với nhau theo các mối nối, chất phụ gia, keo và với công nghiệp hiện đại sẽ cho ra một sản phẩm là một tấm gỗ có kích thước lớn.

– Trước khi cho ra một tấm gỗ lớn thì các thanh gỗ nhỏ sẽ được xử lý, tẩm sấy và thêm các chất phụ gia đặc biệt, việc tẩm sấy gỗ với mục đích nhằm loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc. Do vậy, gỗ ghép thanh có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại ván công nghiệp ở trên.

gỗ ghép thanh có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại ván công nghiệp khác

5. Gỗ công nghiệp pallet

Không còn quá xa lạ với nhiều người, gỗ pallet được cấu tạo từ những thanh gỗ dài, được đóng hoặc ghép lại với nhau, các thanh gỗ này sẽ được ghép với nhau thành một tổng thể, chắc chắn, bền… Vì thế được ứng dụng rất nhiều cho vận chuyển hàng hóa hoặc kê đệm trong phòng ngủ.

gỗ pallet được cấu tạo từ những thanh gỗ dài, được đóng hoặc ghép lại với nhau

Tổng kết bài viết Phân loại ván ép công nghiệp phổ biến và tính năng của từng loại

Giờ đây bạn cũng đã có thể biết cơ bản cấu tạo và công dụng của từng loại sản phẩm ván công nghiệp, tuỳ vào từng loại ván ép công nghiệp mà chúng ta có mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng, mỗi loại sản phẩm dù cùng tên nhưng khác nơi sản xuất thì chất lượng cũng sẽ khác nhau, vì thế nếu bạn tham khảo cùng một loại ván mà cửa hàng này bán giá khác cửa hàng kia bán giá khác thì hoàn toàn bình thường, điều quan trọng là bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng để có thể giúp bạn có những sản phẩm tốt nhất. Nếu bạn đang cần nhà cung cấp uy tín về Ván ép cốp pha, ván dăm, ván ép thanh, ván sợi... thì có thể liên hệ ngay với woodee để được tự ván và hỗ trợ.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm gỗ, ván ép thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0909.482.859 - 0946.120.009 . Woodee sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.

Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân để mọi người có thêm nhiều kiến thức về gỗ, ván ép, nội thất.... Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến thì có thể bình luận ngay bên dưới nhé.



source https://woodee.vn/phan-loai-van-ep-cong-nghiep/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Danh sách trang Mạng Xã Hội và Web 2.0

Ván ép cốp pha phủ film, cấu tạo và tính năng

5 Bước chọn ván ép cốp pha phủ film chất lượng